Nguyên liệu:
- 1/2 con gà
- 2 củ cà rốt
Gợi ý thực đơn buổi sáng với bánh mì tí hon tự làm thơm ngon hấp dẫn
- 2 củ khoai tây
- 1 củ khoai lang Nhật
- 1 củ hành tây
- 1 túi bột cà ri (100gram)
- 100ml nước cốt dừa
- 40gram sữa đặc
- Rau ngò, húng quế
- Dầu ăn, muối, tiêu, hành khô, tỏi, sả
- Bánh mì/ bún/ cơm nóng ăn kèm
Định lượng nguyên liệu có thể thay đổi tuỳ khẩu vị và khẩu phần ăn của mỗi người.
Cách làm:
- Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ướp gà cùng với bột cà ri, muối, hành tỏi (bằm nhuyễn), sả (cắt khúc).
- Các loại củ rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Phi thơm hành tỏi, cho gà vào xào thịt săn lại thì thêm nước ngập thịt đun cho đến khi gà chín mềm.
- Trong lúc đợi gà chín, chiên sơ cà rốt, khoai tây, khoai lang.
- Khi gà đã chín cho cà rốt, khoai tây, khoai lang đã chiên sơ vào. Tiếp đến cho hành tây, nước cốt dừa. Đun thêm cho các nguyên liệu chín mềm.
- Khi gà và các nguyên liệu đã chín, cho thêm sữa đặc, tiêu. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
Món cà ri gà nóng hổi có thể ăn cùng bánh mì, bún hoặc cơm đều ngon, thêm đĩa muối ớt chanh cùng rau ngò và rau húng là tròn vị. Chúc các bạn thành công!
Bánh đa trộn là món ăn được nhiều người yêu thích. Vị dai dai của bánh đa và chả cá kết hợp chút bùi của lạc, hòa quyện cùng nước sốt, thịt bò, rau giá… tạo nên món ăn ngon hấp dẫn.
" alt=""/>Nấu cà ri gà đổi món cho gia đình vào những ngày gió mùa vềTheo truyền thông Trung Quốc, nữ tỷ phú Ji Kaiting đã bí mật kết hôn với chồng kém 5 tuổi. Ảnh: LaoNanRen.
Theo QQ, chồng của Ji Kaiting là Yao Shangkun, sinh năm 1995, kém vợ 5 tuổi. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Năm 14 tuổi, Yao gánh khoản nợ 200.000 tệ và phiêu bạt ra nước ngoài. Hai năm sau, chàng trai bước chân vào ngành công nghệ thông tin, rồi sau đó là quản lý đầu tư bất động sản.
Nhờ có tố chất kinh doanh và tầm nhìn tốt, Yao Shangkun sớm thành lập Tập đoàn Qiankun và giữ chức chủ tịch. Năm 2016, anh được cho nắm trong tay khối tài sản 150 triệu USD.
Yao Shangkun từng bước chiếm được trái tim nữ tỷ phú Ji Kaiting nhờ sự nỗ lực và chăm chỉ của bản thân, QQ nhận xét. Họ được cho bắt đầu hẹn hò từ đầu năm 2013 và đã bí mật kết hôn.
Dù vấp phải không ít lời bàn tán về sự khác biệt về gia cảnh, xuất thân và học vấn, Ji và Yao được cho vẫn hạnh phúc bên nhau. Một số nguồn tin cho biết nữ tỷ phú 30 tuổi từng chia sẻ cô yêu nửa kia ở tinh thần trách nhiệm, sự tốt bụng và hiếu thảo với gia đình. Trong cuộc sống, họ cũng bộc lộ nhiều sở thích giống nhau.
Sau khi kết hôn, cuộc sống riêng tư của đôi vợ chồng được hoàn toàn giữ kín trước truyền thông.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu Hurun công bố năm 2019, Ji xếp thứ 6 trong danh sách những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc. Bên cạnh kinh doanh, Ji Kaiting còn có niềm đam mê với siêu xe. Cô sở hữu một chiếc LaFerrari, mẫu xe chỉ có 499 chiếc trên thế giới, và có trong tay nhiều siêu xe thể thao được thiết kế riêng từ thương hiệu Pagani, McLaren.
Khách hàng của ảo thuật gia 42 tuổi là những người đĩnh đạc và tinh tế. Họ không thích các trò ảo thuật ngớ ngẩn, hài hước thông thường.
" alt=""/>Nữ tỷ phú bí ẩn TQ kết hôn với chồng kém 5 tuổiPhong “sida” là cách gọi thân thương của những người sống chung với HIV mỗi khi nhắc đến anh Nguyễn Anh Phong (41 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM). Biệt danh ấy hình thành sau những năm tháng anh chia sẻ, hỗ trợ điều trị cho những người có H.
Hiện nay, mỗi ngày, mỗi giờ, anh đều nhận được những cuộc điện thoại từ những người xa lạ. Họ tìm đến anh để được chia sẻ.
Mỗi ngày, Nguyễn Anh Phong đều nhận những cuộc gọi từ những người sống chung với HIV để chia sẻ, hỗ trợ. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Anh nói: “Đa số những người có H khi phát hiện mình nhiễm đều rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Lúc này, họ cần người chỉ để lắng nghe, chia sẻ nỗi đau của mình. Và, họ tìm đến tôi bởi tôi từng trải qua những gì họ đang và sắp đối mặt”.
Theo anh, HIV nằm trong nhóm tệ nạn là tiêm chích ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, từ năm 2010 đến nay, con đường lây nhiễm HIV đang chuyển từ đường tiêm chích sang đường quan hệ tình dục. Do đó, không riêng gì những người trong nhóm tệ nạn mới có nguy cơ mà mọi người đều có thể bị lây nhiễm.
Anh Nguyễn Anh Phong trao đổi với PV về khát vọng xóa bỏ thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người sống chung với HIV. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
“Minh chứng là những người tìm đến tôi có cả bác sĩ, kỹ sư, nghệ sĩ… Họ đến với tôi vì không thể đến các cơ sở y tế Nhà nước. Bởi, họ lo sợ việc lộ thông tin cá nhân. Đó là lý do vì sao tôi theo đuổi các hoạt động tuyên truyền, giúp đỡ người sống chung với HIV”, anh Phong chia sẻ.
Để các hoạt động hỗ trợ của mình hiệu quả, chuyên nghiệp hơn, anh mở cơ sở Nhà Mình làm nơi hỗ trợ người có H. Tại đây, bệnh nhân đều được anh tư vấn, kết nối điều trị, hỗ trợ về tinh thần, vật chất lẫn sinh kế….
Ngoài ra, anh còn kết nối cá nhân, tổ chức, đơn vị để giúp đỡ người có H. trong các khó khăn như: Thủ tục giấy tờ, bảo hiểm y tế, việc làm… Những hoạt động bền bỉ, tích cực và đầy hiệu quả của anh góp phần không nhỏ giúp người sống chung với HIV tự tin điều trị, tự tin sống.
Khát vọng xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có H
Tuy nhiên, để vực dậy tinh thần, khiến người bệnh có động lực điều trị, niềm vui sống là điều không đơn giản. Bởi, khi đến với anh, người sống chung với HIV đều đang rơi vào tâm lý đau buồn, chán nản, tuyệt vọng. Suy nghĩ đầu tiên của họ là rời bỏ cuộc đời.
Những lúc như vậy, việc tư vấn, tác động để thay đổi suy nghĩ, lựa chọn của họ là một thách thức lớn. Lúc này, anh phải khai thác, tạo động lực sống cho họ rồi mới tính đến việc hỗ trợ điều trị.
Khó khăn là vậy nhưng đó chỉ là những bước đầu trong hành trình dài đưa người có H trở lại cuộc sống bình thường. Trở ngại lớn nhất trong công tác này là sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những người sống chung với HIV.
Anh phân tích: “Hiện nay, thực trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người có H vẫn tồn tại. Nhiều người vẫn còn e ngại, sợ, chưa hiểu cách tự bảo vệ và biết luật bảo mật thông tin người sống chung với HIV. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, tinh thần của họ”.
![]() |
Nguyễn Anh Phong thăm một bệnh nhân đang chống chọi với HIV. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Anh kể, nhiều trường hợp người có H đã được điều trị ổn định, tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, không còn khả năng lây nhiễm nhưng vẫn tìm đến cái chết vì lộ thông tin và bị kỳ thị. Cụ thể, đến bây giờ, anh vẫn day dứt sau cái chết của chàng trai 23 tuổi sau khi bị lộ thông tin đang chống chọi với virus HIV.
Bạn này trước đó đã điều trị HIV ở địa phương. Tuy nhiên, không hiểu vì sao, thông tin bạn đang điều trị HIV bị lộ ra ngoài khiến người dân nơi bạn ấy sinh sống bàn tán.
“Biết bạn ấy có H, cửa hàng bán đồ ăn của gia đình bạn này mất khách. Ba của bạn cũng buồn bã rồi qua đời, công ty nơi bạn ấy làm việc cũng đuổi khéo… Quá áp lực và tuyệt vọng, bạn ấy đã tìm đến cái chết. Đau đớn hơn, có trường hợp 2 mẹ con cùng rủ nhau quyên sinh vì bị phân biệt đối xử”, anh kể.
Do đó, theo anh, vấn đề bảo mật thông tin của người có H, xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người có H tại các cơ sở y tế phải được đặt lên hàng đầu. Bởi, người bệnh ngoài gia đình, họ chỉ còn cách tìm đến cơ sở y tế. Nếu cán bộ tại cơ sở y tế kỳ thị, phân biệt đối xử, người bệnh xem như cùng đường.
Anh kể, trong nỗ lực hiện thực hóa khát vọng xóa bỏ kỳ thị, phân biệt đối với người sống chung với HIV, năm 2007, anh và Sở Y tế TP.HCM… thực hiện chương trình Giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong cơ sở y tế.
Trong chương trình này, anh đã cùng những người có H và các bác sĩ, nhân viên y tế tại một bệnh viện thân tình, chia sẻ, trao đổi để hiểu nhau hơn, gỡ bỏ những khúc mắc, xóa nhòa sự kỳ thị.
Đóng góp tích cực vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS BS Tiêu Thị Thu Vân, nguyên Giám đốc trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM, Chủ tịch hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM cho biết: “Nguyễn Anh Phong và cơ sở Nhà Mình đã có những đóng góp hết sức đáng kể, tích cực vào hoạt động phòng chống HIV/AIDS của hội Phòng chống HIV/AIDS TP.HCM. Hơn thế, suy nghĩ của Phong trong việc gần như mở rộng và xã hội hoá các hoạt động hỗ trợ cho người có H là rất ý nghĩa và hiệu quả. Những việc làm của Phong và phòng khám Nhà Mình cực kỳ ấn tượng khi luôn giúp cho các bệnh nhân đang điều trị giải quyết những vấn đề, tình huống khó khăn của mình một cách tốt nhất”. |
Bốn năm qua, chị Lý cùng những người phụ nữ ở thôn Yến Vĩ đã cung cấp miễn phí thực phẩm để nấu cơm tặng các bệnh nhân nghèo.
" alt=""/>Người đàn ông được kỹ sư, nghệ sĩ tìm đến vì chuyện hệ trọng